TIN TỨCTIN CÔNG TY

Đóng tàu Hạ Long: Nỗ lực “cập bến” cổ phần hóa

Cập nhật lúc 10:12 03/11/2013
Cơ hội “thay da đổi thịt” cho Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long (Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy - SBIC) đang dần hiện rõ khi Công ty hoàn thành cổ phần hóa (CPH) trong tháng 9-2014 và sẽ "bắt tay" cùng đối tác chiến lược Damen (Hà Lan) tiến quân ra “biển lớn”.
Công ty Đóng tàu Hạ Long
Công ty Đóng tàu Hạ Long. Nguồn Internet.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Đóng tàu Hạ Long, Công ty đang hợp tác với Tập đoàn Damen, tập đoàn đóng tàu hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực gia công, chế tạo các loại tàu công suất lớn. Với nhiều năm kinh nghiệm hợp tác hiệu quả với các công ty đóng tàu của Việt Nam như: Công ty đóng tàu Sông Cấm, Tổng công ty 189, Damen đang mong muốn được trở thành nhà đầu tư chiến lược vào Công ty Đóng tàu Hạ Long.

Sau CPH, Công ty sẽ hoạt động theo mô hình mới. Sản phẩm của Công ty sẽ được đảm bảo hơn vì Tập đoàn Damen là đối tác chiến lược và họ sẽ tiếp tục đưa sản phẩm, đưa công nghệ quản lý, cũng như phối hợp cùng Công ty Đóng tàu Hạ Long để đầu tư thiết bị nhà xưởng, đảm bảo thi công các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiến độ, an toàn cho người lao động và các đối tác giám sát của họ, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Về chiến lược phát triển, Công ty sẽ tập trung hơn cho đóng tàu dịch vụ dầu khí, là sản phẩm mà Damen đã giúp định hướng, có hàm lượng chất xám cao, có yêu cầu về quản lý kỹ thuật sản xuất rất cao và giá trị gia tăng mang lại cũng rất lớn. Mặc dù, Công ty Đóng tàu Hạ Long hiện chỉ gia công cho Damen nhưng nếu so sánh với các sản phẩm mà Hạ Long đã từng đóng cho các chủ tàu nước ngoài khác như tàu vận tải cỡ trung thì hiệu quả cao hơn nhiều. Damen cũng xác định việc hợp tác là đôi bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, cũng như của Tổng công ty SBIC đều xác định, tình hình sản xuất thời điểm hiện tại chưa cao, việc bán cổ phần chi phối sẽ gây thiệt hại nhiều cho Nhà nước. Do vậy, Công ty đóng tàu Hạ Long sẽ bán từng bước một, chờ tới thời điểm giá trị cổ phần cao hơn lúc đấy mới thực hiện bán cổ phần chi phối thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Năm 2013, giá trị sản lượng của Công ty Đóng tàu Hạ Long đạt hơn 1.338 tỷ đồng, tương đương 100,56% kế hoạch, doanh thu đạt hơn 1.449 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch. Đây là tin vui đối với ban lãnh đạo và tập thể Công ty, sau cả một quá trình suy thoái kéo dài hơn 3 năm.

Mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh khá tốt nhưng con đường CPH của công ty vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện thị trường đóng tàu Việt Nam và thế giới vẫn đang suy giảm. Vì vậy, nhu cầu đóng tàu không cao dẫn tới hầu hết các nhà máy đóng tàu thuộc SBIC đều thiếu đơn hàng. Trong khi đó, Công ty vẫn phải đảm bảo sản xuất và công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động. Nếu việc thực hiện CPH không quyết liệt và nghiêm túc sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất vốn nhà nước, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, muốn CPH được doanh nghiệp đòi hòi nguồn vốn chủ sở hữu phải dương. Để xử lý vấn đề này, Công ty Đóng tàu Hạ Long cũng đã phối hợp với SBIC xây dựng phương án giải quyết các khoản nợ tồn đọng do làm ăn thua lỗ, nợ SBIC và nợ ngân hàng thương mại giai đoạn trước năm 2010. Cụ thể, đối với các khoản nợ ngân hàng thương mại, Công ty đóng tàu Hạ Long đã được Chính phủ cho phép thực hiện tái cơ cấu nợ theo hình thức 30% phát hành trái phiếu, xóa nợ 70% còn lại. Các khoản nợ SBIC sẽ được chuyển trả về Tổng công ty. Những khoản nợ đối tác cung cấp thiết bị vật tư cho Công ty cũng như các nợ các nhà thầu, chủ tàu đã đặt hàng tại Công ty Đóng tàu Hạ Long sẽ được chuyển về Tổng công ty để xử lý các phần tiếp theo.

Đặc biệt, vấn đề sắp xếp lao động dôi dư sau CPH cũng là khó khăn lớn, đại diện Công ty Đóng tàu Hạ Long chỉ rõ. Năm 2013, Công ty đã kiện toàn bộ máy tổ chức của đơn vị theo yêu cầu sản xuất thực tế, đã cắt giảm được sáu đầu mối đơn vị. Công ty cũng đã thực hiện cắt giảm lao động đợt 1 và hoàn thành chốt sổ bảo hiểm xã hội cho hơn 1.000 lao động, hoàn thành chi trả tạm ứng 70% trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động với số tiền gần 21,5 tỷ đồng. Trong năm nay, Công ty thực hiện tiếp việc cắt giảm tiếp một số đơn vị trực tiếp sản xuất, cân đối lại nguồn lao động. Dự kiến sau đợt cắt giảm thứ hai, số lượng lao động sẽ giảm xuống còn khoảng 1.250 lao động.

Tính đến hết tháng 5-2014, Công ty Đóng tàu Hạ Long đã nhận được hợp đồng đóng mới bốn tàu kéo của Tập đoàn Damen Hà Lan và đang chuẩn bị bàn giao tàu ô tô số 1. Đồng thời chuẩn bị đóng tiếp bốn tàu vận tải cho chủ đầu tư Venezuela và đang đàm phán đóng mới hai tàu dịch vụ dầu khí. Năm 2014, công ty đặt mục tiêu hoàn thành CPH, tái cơ cấu doanh nghiệp, đạt giá trị sản lượng hơn 890 tỷ đồng, doanh thu đạt khoảng 1.400 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 4,8 triệu đồng/tháng./.

Theo Haiquanonline
Trang inGửi bạn bè Chia sẻ trên facebook  Chia sẻ trên twitterThảo luậnXem thảo luận
Thông tin khác:
DỰ ÁN TIÊU BIỂU
Chiều dàiLmax=
31.76
m
Chiều rộngB=
10.30
m
Chiều caoH=
5.00
m
Hạ thủy tàu PSV 3300 số 1
Thiết kế web: OnIP™